Truy cập nội dung luôn

UK-REL PROJECT UK-REL PROJECT

Abstract

Trung tâm Kiến thức Kinh tế Tuần hoàn: Thúc đẩy Nghiên cứu Đa ngành, Nâng cao Năng lực và Lãnh đạo

 

Khái niệm nền kinh tế tuần hoàn [CE] là phục hồi và tái tạo thông qua việc ủng hộ 3R của vật liệu, so với mô hình kinh tế tuyến tính truyền thống “khai thác, sản xuất, thải bỏ” đã sử dụng lượng lớn tài nguyên không tái tạo. Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, và sự tăng trưởng bền vững của nó bị kìm hãm bởi suy thoái môi trường, chất thải nhựa, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và lượng khí thải carbon cao. CE có thể là giải pháp bền vững để giải quyết một phần của những thách thức này do mô hình kinh tế tuyến tính hiện tại ở Việt Nam đem lại. Triết lý CE thường gặp các rào cản xã hội đang hạn chế khả năng mở rộng và áp dụng giữa các doanh nghiệp trong bất kỳ nền kinh tế nào. Một rào cản được xác định từ một nghiên cứu tại Việt Nam [do Bộ Ngoại giao Hà Lan ủy quyền] là thiếu nhận thức, kỹ năng và kinh nghiệm trong lực lượng lao động, điều này cũng được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhắc lại, dẫn đến thiếu chiến lược và hành động để áp dụng CE. Do đó, mục tiêu bao trùm của mối quan hệ đối tác liên ngành và xuyên quốc gia này là tạo ra một trung tâm kiến thức CE có trụ sở tại Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST) tạo điều kiện cho việc áp dụng CE tại Việt Nam thông qua đào tạo doanh nghiệp (95% trong đó là SME - SME), người làm chính sách, cơ sở giáo dục đại học, các nhà nghiên cứu, tiến hành nghiên cứu để tăng cường hợp tác giữa tất cả đối tượng thụ hưởng và xây dựng lực lượng lao động lành nghề. Phát triển khả năng thực hiện CE sẽ tạo ra việc làm mới có kỹ năng và tăng khả năng tuyển dụng [SDG 8], tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế. CE cũng sẽ làm giảm các vấn đề môi trường do khí thải carbon bằng cách giảm sử dụng nguyên liệu thô và loại bỏ chất thải trong quá trình sản xuất thông qua việc chuyển đổi thành năng lượng tái tạo [SDG 6, 7, 12, 13]. Dự án sẽ thúc đẩy việc áp dụng CE bằng cách tập trung vào yếu điểm - phát triển kỹ năng tại Việt Nam, nơi Vương quốc Anh có liên kết lịch sử, văn hóa và cộng đồng mạnh mẽ.

Planned Impact

Đây là dự án hợp tác giữa Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (Đại học Bách Khoa Hà Nội), VN-UK (Đại học Đà Nẵng) và Aston University (Vương quốc Anh) về khả năng thực hiện Kinh tế Tuần hoàn (KTTH) ở Việt Nam có xét tới tác động của COVID-19, thông qua hợp tác với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) ở Việt Nam và Vương quốc Anh. Dự án đang phát triển Trung tâm KTTH ảo đầu tiên ở Đông Nam Á, nhằm trang bị kỹ năng và kiến ​​thức để áp dụng và thích ứng với mô hình thực tiễn KTTH thông qua tái thiết kế quy trình kinh doanh, chuyển đổi tổ chức, đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu... Dự án sẽ mang lại tác động trong khu vực, ngành và giới học thuật bằng cách xây dựng năng lực lãnh đạo, bền vững (kinh tế, xã hội và môi trường) và khả năng cạnh tranh cho các tổ chức DNVVN tại Việt Nam trong và sau COVID, sẽ là công cụ cho chuỗi cung ứng doanh nghiệp và phục hồi kinh tế, đồng thời đóng góp vào các sáng kiến ​​và tầm nhìn của chính phủ (Kinh tế xanh C-thấp, Công nghiệp 4.0, Môi trường làm việc lành mạnh).

Các hoạt động của dự án và các lợi ích của các bên liên quan (theo các cách khác nhau) được xác định và chỉ ra dưới đây. Khung thời gian của lợi ích được ký hiệu bằng các chữ cái L và S (L = dài hạn và S = ngắn hạn).

Activity 1 - Đánh giá nhu cầu của đối tượng thụ hưởng và xác định khoảng trống về kỹ năng trong các lĩnh vực khác nhau

• Tác động S – Tác động ngắn hạn của việc đánh giá nhu cầu của đối tượng thụ hưởng và xác định khoảng trống về kỹ năng sẽ tạo điều kiện để phát triển các chương trình đào tạo và đưa ra các trường hợp áp dụng CE trong chương trình giảng dạy đại học [SDG 4], nâng cao kiến thức của sinh viên tốt nghiệp và các chuyên gia và xây dựng lực lượng lao động CE lành nghề sẽ góp phần mang lại chất lượng giáo dục và phát triển kinh tế tại Việt Nam [SDG 8].

• Tác động L – Những phát hiện của các nghiên cứu định lượng và định tính, và sự tham gia của các nhóm thụ hưởng sẽ cung cấp bằng chứng cho các nhà hoạch định chính sách, các cơ sở đào tạo đại học và cả các nhà kinh doanh và học giả để tăng cường quan hệ đối tác giữa họ, phát triển chính sách, sáng kiến và các chương trình nâng cao năng lực, để thu hẹp khoảng cách giữa trao đổi kiến thức và kinh nghiệm công nghiệp và học thuật [SDG 17] sẽ tạo điều kiện cho việc xác định và nhấn mạnh vào cơ hội có được từ việc áp dụng triết lý CE [SDG 9].

Activity 2 – Tạo ra tầm nhìn, sứ mệnh, cấu trúc làm việc, bản đồ hoạt động xây dựng năng lực của Trung tâm Kiến ​​thức CE

• Tác động S – Trung tâm kiến thức CE, trước hết sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động nâng cao năng lực ở Việt Nam thông qua các chương trình đào tạo cho người thụ hưởng áp dụng triết lý CE, tăng cường sự hợp tác và các hoạt động liên quan đến tất cả người thụ hưởng thông qua Trung tâm [SDG17] và nâng cao kiến thức của sinh viên ra trường và đi vào nghề [SDG 4].

• Tác động L – Tư vấn cho các SME thông qua CE sẽ giúp phát triển các trường hợp kinh doanh thành công triển khai hành trình chuyển đổi CE và tác động của CE đến hiệu quả kinh doanh, tăng trưởng kinh tế [SDG 8 và 9], và đạt được SDGs của chính phủ Việt Nam. Đề nghị các biện pháp can thiệp chính sách cho chính phủ sẽ thúc đẩy việc áp dụng CE ở Việt Nam ở tất cả các cấp - kinh doanh, xã hội, giáo dục, tạo điều kiện đạt được hiệu quả vật chất và tài nguyên, và giảm chất thải, khí thải carbon, suy thoái đất.

Activity 3 – Cung cấp các chương trình đào tạo thông qua việc tổ chức các hội thảo để xây dựng năng lực áp dụng và triển khai CE

• Tác động S – Chương trình đào tạo sẽ tăng cường sự hợp tác giữa các nhóm thụ hưởng [SDG17], minh họa về các cách thức đưa triết lý về CE vào hoạt động kinh doanh. Các cách thức này được đúc rút từ các nghiên cứu về những áp dụng thực tiễn/thông lệ tốt nhất trên thế giới hoặc các ví dụ thực tế từ các trường hợp kinh doanh thành công. Thông qua đó để tạo ra động lực thúc đẩy các nhóm thụ hưởng áp dụng các kiến thức, kinh nghiệm và công cụ đã có để xây dựng các chiến lược nhằm đưa triết lý CE vào trong hoạt động của tổ chức/cỏ sở của họ [SDG4 và 9.

• Tác động L – Việc áp dụng các chiến lược đưa triết lý CE vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các SME về lâu dài sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng, nhờ vậy giảm bớt các tác động môi trường do phát sinh chất thải (như giảm phát thải Carbon) (SDG 6, 7, 14 và 15) và nhờ vậy góp phần vào việc thực hiện Hiệp định COP21 PARIS (SDG13). Những ứng dụng thành công này sẽ tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy các cơ sở/doanh nghiệp khác cũng có ý định áp dụng CE chủ động tham gia và xin tư vấn từ các đơn vị trong mạng lưới (SDG17), và nhờ vậy hỗ trợ việc xây dựng những mô hình sản xuất kinh doanh bền vững trên toàn quốc, góp phần thúc đấy việc sản xuất và tiêu dùng các nguồn tài nguyên một cách có trách nhiệm.

Activity 4 – Xây dựng các học phần điện tử (e-learning) về sáng kiến về CE trên thế giới và khả năng áp dụng tại Việt Nam

• Tác động S – Một khóa học trực tuyến được trình bày bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau sẽ là một công cụ truyền tải hữu ích, giúp bù đắp các “lỗ hổng” kiến thức về CE và kỹ năng áp dụng chúng trong các bối cảnh khác nhau. Nhờ đó, thông qua việc sử dụng các công cụ này trong phổ biến kiến thức, nhận thức, cũng như các tác động của CE sẽ giúp xây dựng năng lực trong lĩnh vực CE [SDG4 và số 17]. Hơn nữa, điều này sẽ giúp nâng cao vai trò của Trung tâm về CE và các sáng kiến của nó, để những người liên quan có thể được hưởng lợi từ các quan hệ đối tác, quan hệ quốc tế, từ việc tìm kiếm lời khuyên từ Trung tâm, cũng như sự tham gia vào các chương trình và hoạt động đào tạo trong tương lai của Trung tâm.


• Tác động L - Về lâu dài, sáng kiến về các khóa học tập điện tử và tính chất đa ngôn ngữ của khóa học sẽ tạo điều kiện cho việc tiếp cận với nhiều đối tượng, những người có thể hưởng lợi từ những kinh nghiệm đầu tiên của dự án hợp tác này (thực hiện CE ở các nền kinh tế đang phát triển). Điều này sẽ hỗ trợ việc hiểu triết lý CE và sự liên quan của nó với nhu cầu cấp bách của người Việt Nam (về nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, năng lượng, các vấn đề về biến đổi khí hậu) để xây dựng một xã hội, quy trình kinh doanh và đổi mới mô hình và quản lý chất thải  bền vững (SDG 9, 11, 12 và 13).

Activity 5 – Xây dựng lộ trình nghiên cứu và hoạt động để phác thảo các chương trình hoạt động trong tương lai của Trung tâm

• Tác động S – Thiết lập một mối quan hệ hợp tác hiệu quả và bền vững giữa các thành viên trong nhóm dự án và các thành viên ban cố vấn sau khi kết thúc dự án; thông qua đó để phát triển các công bố, các ấn phẩm xuất bản chung, đề xuất tài trợ nghiên cứu, hội thảo xây dựng năng lực toàn cầu và chiến lược mở rộng tầm nhìn và quan hệ đối tác của trung tâm trên toàn thế giới (SDG17).

 

 

• Tác động L - Mở rộng hợp tác với các tổ chức nghiên cứu của các nền kinh tế đang phát triển và phát triển, đấu thầu nghiên cứu thành công, xuất bản các ấn phẩm nghiên cứu và triển khai các nghiên cứu điển hình với các SME, sẽ hỗ trợ việc áp dụng CE trong các doanh nghiệp, thúc đẩy việc phát triển các ứng dụng thực tiễn (thông qua trao đổi kiến thức), tạo ra các dự án mới; thông qua đó hỗ trợ và bổ sung cho các hoạt động về CE hiện có trong tất cả các lĩnh vực, phát triển hơn nữa kiến thức của những người thực hiện triển khai áp dụng cũng như của các nhà hoạch định chính sách để đổi mới các mô hình kinh doanh CE (SDG9, 11 và 17).

 

Activity 6 – Sự kiện tổng kết dự án và các hoạt động trong tương lai

• Tác động S – Thông qua các hoạt động nâng cao năng lực, xây dựng các nghiên cứu điển hình và khuyến nghị chính sách cho các ngành khác nhau (công nghiệp, giáo dục, kinh tế), dự án sẽ giúp tăng cường quan hệ hợp tác giữa tất cả các bên liên quan để hỗ trợ việc thực hiện CE và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc hài hòa các mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường.

• Tác động L – Tạo điều kiện phát triển danh tiếng Trung tâm, sáng kiến ​​trong nước và chính sách cộng đồng quốc tế; qua đó sẽ mở rộng quan hệ đối tác và trao đổi kiến​​thức với các tổ chức khác trong lĩnh vực CE tại các nước đang và đã phát triển, đổi mới công nghiệp, phát triển các sáng kiến về CE [SDG 8, 9, 11 và 17], và xây dựng danh tiếng quốc tế cho các quốc gia nhận hỗ trợ ODA để thực hiện CE, làm ví dụ điển hình về việc thực hiện CE cho nền kinh tế đang phát triển khác.

Funded Value:

£ 125,406.00

Funded Period:

Jan 20 - Dec 20

Funder:

Newton Fund


Project Status:

Active


Project Category:

Research Grant

Project Reference:

528201836


Principal Investigator:

Professor Prasanta Kumar Dey (Aston University, UK)

Professor Geoff Parkes (Aston University, UK)

Assoc. Prof. Nguyen Thi Anh Tuyet (HUST, Vietnam)

Assoc. Prof. Nguyen Duc Quang (HUST, Vietnam)

Dr. Dang Duc Long (Project co-lead (VNUK team), expert in developing executive training programmes)


Research Subject:

- Conducting evidence-based research with beneficiaries to align the capacity building needs, policies

- Designing and developing virtual support centre for the hub 

- Designing training packages for academic researchers and industry practitioners for facilitating CE adoption within SMEs’ supply chains 

Research Topic:

An evidence-based research with beneficiaries - academic researchers, industry practitioners, and
policymakers 

A knowledge exchange hub with virtual support centre 

Training packages for beneficiaries 

Research Programme:

Newton