Giới thiệu
Thống kê đào tạo
Số sinh viên hiện tại: 622
Số học viên cao học hiện tại: 36
Số NCS hiện tại: 9
Số sinh viên đã tốt nghiệp (KS+CN): 1797
Số học viên cao học đã tốt nghiệp: 740
Số NCS đã tốt nghiệp: 33
Tin nổi bật
- Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm học lần thứ 40 năm học 2022-2023: Phân ban Khoa học và...
- Thông báo Hội nghị sinh viên NCKH lần thứ 40 năm học 2022 - 2023
- Thông báo lần 2 - Học bổng trao đổi 3 nước Châu Âu dự án Erasmus+ Greenus
- Thông báo tuyển chọn sinh viên thực tập
- THÔNG BÁO THAM DỰ HỘI THẢO
Lịch sử
Những dấu mốc hình thành và phát triển Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Tên tiếng Việt: Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Tên tiếng Anh: School of Environmental Science and Technology
Tên viết tắt: INEST
Địa chỉ: Nhà C10, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Số 1 Đại Cồ Việt, Hà Nội.
Điện thoại: (84-024) 3681686/8681 687 * Fax: (84-024) 38 693551
E-mail: inest@hust.edu.vn http://inest.hust.edu.vn
1984 Nhóm chuyên đề Công nghệ Môi trường
1990 Bộ môn Môi trường, Khoa Vô cơ – Điện hóa – Môi trường
1994 Trung tâm Khoa học và Công nghệ Môi trường
1998 Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
(Quyết định số 2995/QĐ-BGD-ĐT-TCCB ngày 4/9/1998 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Lãnh đạo Viện qua các nhiệm kỳ
Nhiệm kỳ 2019 – 2024
Viện trưởng: PGS.TS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết
Phó Viện trưởng: PGS.TS. Nguyễn Đức Quảng
Nhiệm kỳ 2013 – 2018
Viện trưởng: GS. TS. Huỳnh Trung Hải (2013 - 2015)
PGS.TS. Nghiêm Trung Dũng (2015 – 2018)
Phó Viện trưởng: TS. Trịnh Thành (2013 – 2017)
PGS.TS. Nghiêm Trung Dũng (2013 – 2015)
PGS. TS. Hoàng Thị Thu Hương (2017 – 2018)
PGS. TS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2018)
Nhiệm kỳ 2008 - 2013
Viện trưởng: PGS. TS. Huỳnh Trung Hải
Phó Viện trưởng: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Lân (2008 – 2011)
TS. Trịnh Thành
PGS.TS. Nghiêm Trung Dũng
Nhiệm kỳ 2003 - 2008
Viện trưởng: PGS. TS. Trần Văn Nhân
Phó Viện trưởng: GS.TS. Đặng Kim Chi
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Lân
PGS.TS. Huỳnh Trung Hải
Nhiệm kỳ 2000 - 2003
Viện trưởng: PGS. TS. Trần Văn Nhân
Phó Viện trưởng: PGS.TS. Đặng Kim Chi
Nhiệm kỳ 1998 - 2000
Viện trưởng: PGS. TS. Đinh Văn Sâm
Phó Viện trưởng: PGS.TS. Trần Văn Nhân
PGS.TS. Đặng Kim Chi
Tập thể cán bộ Viện KH và CNMT những ngày đầu
Tập thể cán bộ Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường năm 2016
Thành tựu/Kết quả chính
Khi thành lập năm 1998, Viện có 28 cán bộ, gồm 17 người thuộc biên chế giảng dạy và phục vụ giảng dạy, 11 cán bộ nghiên cứu làm việc theo hợp đồng lao động với Viện, trong đó có 2 PGS, 9 TS, 9 Ths. Đến nay, tổng số cán bộ của Viện là 57 người (27 giảng viên, 03 nghiên cứu viên, 10 cán bộ phục vụ giảng dạy thuộc biên chế của trường và 17 nghiên cứu viên hợp đồng lao động với Viện), trong đó có 1GS, 8 PGS, 21 TS, 21 ThS và 12 kỹ sư.
Tổng diện tích làm việc của Viện gần 1500 m2. Viện được Nhà nước đầu tư xây dựng Phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Môi trường với tổng số kinh phí 45 tỷ đồng (khoảng 3 triệu USD) từ ngân sách. Phòng thí nghiệm đã đi vào hoạt động có hiệu quả, đã hỗ trợ tích cực cho công tác đào tạo và NCKH của Viện.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường là một trong các cơ sở có uy tín hàng đầu ở Việt Nam về đào tạo đại học và sau đại học. Hiện nay, ở bậc đại học Viện có hai chuyên ngành: Công nghệ Môi trường và Quản lý Môi trường; ở bậc cao học có hai chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường và Quản lý Tài nguyên và Môi trường; ở bậc tiến sĩ có ngành Kỹ thuật Môi trường. Đến nay, Viện đã đào tạo được 1558 KS, 673 thạc sĩ và 22 TS và là một đối tác tin cậy với các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước cũng như các tổ chức quốc tế. Bên cạnh đó, thông qua đề tài dự án Viện còn tiến hành tổ chức nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về: sản xuất sạch hơn, quan trắc môi trường, phân tích chất lượng môi trường, đánh giá tác động môi trường, ... cho cán bộ công tác tại doanh nghiệp, cũng như các cơ quan quản lý môi trường các cấp.
Từ khi thành lập tới nay, Viện đã hoàn thành 03 dự án đầu tư của Nhà nước hoặc tương đương gồm : Trung tâm Quan trắc môi trường và Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp (2000), Phòng thí nghiệm nghiên cứu và triển khai Công nghệ môi trường (2000-2006), Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Công nghệ tiên tiến tái chế chất thải (2015 – 2017), thực hiện 05 đề tài cấp Nhà nước, trên 100 đề tài cấp Bộ/Tỉnh/TP, nhiều đề tài cấp trường, 02 dự án cấp quốc gia do Thụy Sỹ tài trợ qua UNIDO, 20 dự án nhỏ do các tổ chức của LHQ, Canada, Hàn Quốc và Nhật Bản tài trợ. Viện là đơn vị khởi xướng và đi đầu trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu triển khai những vấn đề mới trong bảo vệ môi trường như chương trình áp dụng sản xuất sạch hơn tại các cơ sở công nghiệp, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề môi trường tại các làng nghề Việt Nam, tái chế chất thải điện tử. Trong nhiều năm qua, Viện đã tiến hành nhiều nghiên cứu cơ bản về công nghệ xử lý môi trường, đồng thời rất chú trọng việc triển khai nghiên cứu ra thực tế và chuyển giao công nghệ đến người sử dụng. Hai bộ phận của Viện đã chuyển sang mô hình công ty là công ty CP công nghệ thân thiện môi trường Bách Khoa và Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam, nhằm mục tiêu cung cấp các sản phẩm dịch vụ và công nghệ trình độ cao đến với thị trường.
Trong xu thế hội nhập và phát triển, hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện trong những năm tới sẽ tập trung vào các hướng sau: Phát triển và xúc tiến các công nghệ thân thiện môi trường; Phát triển các công nghệ tích hợp để xử lý chất thải; Tái sử dụng và tái chế chất thải; Chế tạo vật liệu để xử lý ô nhiễm; Khoa học môi trường.
Trong 20 năm qua, Viện hợp tác chặt chẽ với các đơn vị đào tạo và nghiên cứu về môi trường trong và ngoài nước để trao đổi kinh nghiệm, phối hợp nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực như: i/ Trong nước: Viện Công nghệ Môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội; Khoa Môi trường, Trường đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội; Khoa Môi trường, Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẳng; Khoa Môi trường, Trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh; Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Huế; Trường Đại học Quy Nhơn; Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên; Trường Đại học Hàng Hải; Trường Đại học Mỏ - Địa chất; Trường Đại học Giao thông Vận tải, ... ii/ Quốc tế: Viện đào tạo sau đại học nghiên cứu Môi trường toàn cầu, Viện đào tạo sau đại học về Kỹ thuật, Đại học Kyoto (Nhật Bản); Đại học Saitama (Nhật Bản); Trường Đại học Meisei; Viện nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Công nghiệp cao Nhật Bản; Viện nghiên cứu Môi trường Nhật Bản, Viện nghiên cứu Chiến lược môi trường toàn cầu Nhật Bản; JICA; Viện nghiên cứu Khoa học Địa chất và Tài nguyên Khoáng sản Hàn Quốc; KOICA; Trường Đại học Chonbuk (Hàn Quốc); Học viện Công nghệ châu Á; Trường Đại học Khoa học và Dược Chianan (Đài Loan); Trường Đại học Thanh Hoa (Đài Loan); Trường Đại học Quốc gia Singapore (NUS); Trường Đại học Chulalongkorn (Thái Lan), Trường Đại học Công nghệ Sydney (Úc); Trường đại học Wollongong (Úc); Trường Đại học Zittau Đức; Trường Đại học Ghent (Bỉ); Đại học Lund Thụy Điển; Đại học Lahti (Phần Lan); UNEP; UNIDO; ...
Kể từ khi thành lập đến nay, Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường đã đóng góp tích cực vào các hoạt động bảo vệ môi trường, được các bộ/ngành đánh giá cao và giành được sự tin tưởng của các đối tác trong nước và quốc tế. Điều đó được thể hiện ở việc tập thể Viện đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công Đoàn Giáo dục Việt Nam, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ Tài Nguyên và Môi trường tặng Bằng khen, đặc biệt tập thể Viện và 03 cá nhân thành viên của viện đã được trao tặng “Giải thưởng Môi trường” các năm 2002, 2004, 2005 và 2010. Nhiều cán bộ của Viện được Nhà nước trao tặng danh hiệu cao quý như Huân chương Lao động hạng III (PGS. Đinh Văm Sâm, GS. Đặng Kim Chi), giải thưởng Kovalevskaia (GS. Đặng Kim Chi), Nhà giáo Nhân dân (GS. Đặng Kim Chi), Nhà giáo Ưu tú (PGS. Đinh Văn Sâm, PGS. Trần Văn Nhân, PGS. Nguyễn Ngọc Lân, GS. Huỳnh Trung Hải), Bằng khen của Thủ tưởng chính phủ và của Bộ trưởng.