Truy cập nội dung luôn

Hệ thống Phòng thí nghiệm Hệ thống Phòng thí nghiệm

Look and FeelConfigurationThu nhỏPhóng lớnXóa
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ và Quản lý môi trường được thành lập theo quyết định số 1561/QĐ-ĐHBK-TCCB. Trung tâm được hình thành trên nền tảng của Phòng thí nghiệm Nghiên cứu và phát triển Công nghệ Môi trường R&D, tiền thân là phòng thí nghiệm thành lập theo quyết định số 636/QĐ-TC ngày 22 tháng 11 năm 1999 do Hiệu trưởng trường Đại học Bách Khoa Hà Nội ký, thực hiện hai nhiệm vụ:
•         Là cơ sở thực nghiệm tập trung của Viện nhằm triển khai thực hiện các nhiệm vụ nhà nước về bảo vệ môi trường và các đề tài nghiên cứu khoa học, các hợp đồng dịch vụ phân tích môi trường, tư vấn đánh giá tác động môi trường, chuyển giao công nghệ môi trường.
•         Phục vụ công tác đào tạo của Viện
 
 
 
BỘ PHẬN PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
Phục vụ công tác đào tạo đại học, sau đại học và trên đại học: Phục vụ các thí nghiệm môn học và thí nghiệm chuyên đề cho sinh viên, học viên cao học…
·        Cung cấp các dịch vụ liên quan đến phân tích các mẫu môi trường trên các thiết bị phân tích hiện đại như GC/MS, HPLC, AAS, ICP…và đánh giá chất lượng môi trường xung quanh và môi trường làm việc cũng như đánh giá phát thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn), đo tiếng ồn và vi khí hậu.
·        Hỗ trợ các đề tài nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ lấy mẫu cho các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp và phân tích mẫu.
Các chỉ tiêu đã phân tích: Các chỉ tiêu chất lượng nước: COD, BOD5, SS, phenol, Cl-, Clo dư, PO43-, tổng P, SO42-, F-, NH3, NO2-, NO3-, tổng N, CN-, S2-, dầu mỡ, kim loại nặng,… Không khí và khí thải: Lưu lượng, áp suất, SO2, NOx, CO, H2S, hydrocacbon, bụi...Vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, tiếng ồn, độ rung, bức xạ, phóng xạ...
 
BỘ PHẬN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
Được trang bị các trang thiết bị và mô hình thí nghiệm quy mô pilot nhằm phục vụ hoạt động đào tạo và tiến hành các nghiên cứu, thí nghiệm chuyển giao công nghệ môi trường.
Nhiệm vụ chính:
·        Nghiên cứu xử lý các loại chất thải trên mô hình (pilot) tương ứng, đề xuất công nghệ xử lý phù hợp với từng loại chất thải.
·        Thiết kế, thi công các công trình xử lý môi trường.
·        Tư vấn, thiết kế và chuyển giao công nghệ.
·        Đào tạo và hướng dẫn vận hành
 
BỘ PHẬN NGHIÊN CỨU TÁI CHẾ CHẤT THẢI
Được trang bị các trang thiết bị phục vụ các nghiên cứu về tái sử dụng và tái chế chất thải, đặc biệt là chất thải rắn và chất thải nguy hại.
Nhiệm vụ chính:
·        Nghiên cứu đề xuất các công nghệ phù hợp để tái chế, tái sử dụng tài nguyên từ chất thải
·        Nghiên cứu hiện trạng hoạt động tái chế ở Việt Nam trong tương quan chung của khu vực và quốc tế, qua đó đưa ra các giải pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp tái chế Việt Nam đổi mới trang thiết bị và công nghệ ngang tầm với các quốc gia trong khu vực và thế giới.
Hiện tại, bộ phận này đang là nơi triển khai dự án hợp tác chung với KIGAM (Hàn Quốc) về phát triển công nghệ tái chế chất thải điện tử và thiết bị điện tử.   
 
BỘ PHẬN NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HÓA VÀ THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG
Được trang bị các trang thiết bị tin học có khả năng nghiên cứu hệ thống thông tin địa lý và ứng dụng mô hình vào công tác quản lý môi trường cũng như thiết kế hệ thống xử lý chất thải. Đây là cơ sở tin học tập trung của Viện đảm nhận nhiệm vụ nghiên cứu nối thông tin giữa các đơn vị trong Viện.
Nhiệm vụ chính:
·        Nghiên cứu mô phỏng các quá trình phát tán chất ô nhiễm trong môi trường không khí, nước…
·        Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dự báo ô nhiễm theo các kịch bản phát triển khác nhau
·        Xây dựng hệ quản trị dữ liệu và GIS ứng dụng cho quản lý môi trường
·        Nghiên cứu mô phỏng các quá trình và hệ thống xử lý môi trường
 
XƯỞNG THỰC HÀNH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
Được trang bị các trang thiết bị cơ khí hiện đại như máy phay Mazak Milling VCN 410A, máy tiện chi tiết CNC NEF 400, máy khoan cần Radial Drilling RD40, máy lốc IMCAR Curvatrici Per Lamiera, máy khoan bàn Chester D32 Drilling Press, máy cắt hồ quang Plasma Electric 70, máy hàn điện Thermal ATC Tigwave 250 AC/DC, tạo điều kiện tốt nhất cho bài tập thực hành công nghệ môi trường cho sinh viên. Với các thiết bị trên, Viện có khả năng triển khai các hợp đồng với các nội dung:
·        Gia công, chế tạo các thiết bị kết cấu bằng kim loại
·        Gia công, chế tạo các chi tiết, phụ tùng cơ khí các loại
·        Lốc ống đường kính khác nhau có chiều dày tối đa 15 mm
·        Chế tạo các hệ thống xử lý môi trường dạng pilot
·        Tiến hành các nghiên cứu về công nghệ môi trường